Răng hàm là loại răng có chức năng chính để nhai, vì vậy rất quan trọng trong việc ăn uống và cũng rất dễ bị tổn thương. Vậy khi răng bị sâu đen nhiều phải làm sao ? Các chuyên gia đưa ra 2 phương pháp diều trị chính đó là hàn trám răng và bọc răng sứ CT 5 chiều, đây được xem là hai phương pháp thường được chỉ định để khắc phục hiệu quả nhất.
Nguyên nhân gây nên tình trạng răng bị sâu đen nhiều
Muốn biết được răng bị sâu nặng và vỡ lớn khắc phục thế nào tốt nhất? Trước hết bạn cần phải nắm được đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?Thông thường thì tình trạng sâu răng chủ yếu là do vi khuẩn gây nên khi chúng tác động vào các mảng bám chứa tinh bột và đường trên răng, tạo ra các axit.
Răng bị sâu nặng và vỡ lớn nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khác
Chính axit sẽ là tác nhân tác động lên răng, sau đó dần ăn mòn cấu trúc của răng, bắt đầu từ men răng và sau tiến dần đến ngà răng bên trong. Sâu răng thường gặp nhất ở mặt nhai hoặc kẽ răng – nơi mà bàn chải khó vệ sinh và dễ bỏ qua.
Biểu hiện thường gặp nhất của tình trạng sâu răng là những cơn đau nhức kéo dài và cho đến khi cấu trúc của răng bị phá hủy dẫn tới vỡ mẻ lớn thì tình trạng sâu răng đã trở nên rất nghiêm trọng, đòi hỏi cần có một phương pháp điều trị và xử lý hiệu quả.
Răng bị sâu đen nhiều và vỡ lớn khắc phục thế nào là tốt nhất?
Vậy thì răng bị sâu nặng và vỡ lớn phải khắc phục bằng cách nào tốt nhất? Việc điều trị răng sâu sẽ được tiến hành trước tiên bằng thao tác nạo sạch vết sâu. Nha sỹ sẽ sử dụng một dụng cụ chuyên dụng để làm sạch các mô răng bị bệnh.Việc làm sạch vết sâu có tác dụng loại bỏ tất cả các mầm mống gây bệnh, tránh tình trạng ủ bệnh và tái phát sâu răng sau này. Thao tác nạo vết răng sâu cần được tiến hành chính xác để khéo léo loại bỏ hoàn toàn mô răng bệnh mà không xâm lấn đến các mô răng khỏe, tránh gây ê buốt, đau nhức quá nhiều.
Thông thường, đối với trường hợp răng bị sâu nặng và vỡ lớn thì có hai cách khắc phục chủ yếu là hàn răng và bọc răng sứ. Hàn trám răng là cách sử dụng chất liệu trám là amalgam trám bít vào chỗ răng sâu nhằm tái tạo lại hình dáng cũng như ngăn vi khuẩn xâm nhập trở lại. Phương pháp này khá đơn giản nhưng độ bền không quá cao do gặp vấn đề về độ bám dính của vật liệu trám đối với bề mặt răng.
Trường hợp răng bị mẻ ít thì hàn răng là cách khắc phục khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi vết sâu đã vỡ ở mức độ lớn thì tốt nhất bạn nên bọc răng sứ. Một mão sứ chụp bọc bên ngoài răng hàm từ mặt nhai cho đến chân răng sẽ giúp bảo vệ răng một cách tối đa. Răng sau khi bọc được phục hình một cách tối đa, đảm bảo ăn nhai tốt cũng như hạn chế sự xâm nhập trở lại của vi khuẩn gây bệnh.
Bọc răng sứ có độ bền khá cao, có thể hàng chục năm hoặc 20 năm mà bạn không cần phục hình trở lại. Đặc biệt là nếu được phục hình với công nghệ bọc sứ CT 5 chiều hiện đại nhất theo tiêu chuẩn Pháp hiện nay thì hiệu quả phục hình cho răng sâu sẽ đạt tối ưu, đảm bảo cả tính thẩm mỹ cũng như ăn nhai hoàn toàn bình thường.
0 Nhận Xét