Cảnh báo tình trạng hay bị chảy máu chân răng

23:30

Các bệnh thuộc răng miệng như viêm quanh răng, viêm lợi, sâu răng… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hay bị chảy máu chân răng. Bản chất của các bệnh lý răng miệng này là do các vi khuẩn tồn tại trên thân răng gây ra.

Sau khi ăn nhai, phần thức ăn còn sót lại sẽ dần hình thành mảng bám cao răng và đây là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lưu trú. Các loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào các mô răng khỏe mạnh tạo nên các lỗ sâu dưới tác dụng của axit hoặc thải ra các độc tố gây nên tình trạng viêm nhiễm phần nướu, chân răng hoặc các tổ chức xung quanh răng.

Xem thêm
http://hantramrangthammy.weebly.com/phau-thuat-ham-ho/cau-be-xinh-trai-net-dep-thoi-dai-moi

Ngoài yếu tố bệnh lý do vi khuẩn gây ra thì chảy máu chân răng cũng là bệnh thuộc hệ thống tạo máu khi cơ thể thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…

Một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K cũng được biểu hiện dưới dạng chảy máu chân răng. Một số bệnh toàn thân khác cũng gây nên chảy máu chân răng như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin, dinh dưỡng kém…
Hay chảy máu chân răng điều trị như thế nào?



Hay chảy máu chân răng không phải là một bệnh lý đơn giản bởi nếu không điều trị kịp thời có thể gây nên những tổn thương lợi, hủy hoại xương ổ răng, xương răng, gây đau nhức, dẫn tới mất răng.

Trong trường hợp chảy máu răng nhiều cần đến gặp bác sĩ nha khoa để khám, chẩn đoán càng sớm càng tốt xác định bệnh thật chính xác để lựa chọn một phương pháp điều trị chảy máu chân răng thích hợp.

Thông thường, giải pháp điều trị đầu tiên sẽ được các nha sỹ chỉ định chính là lấy cao răng – yếu tố hàng đầu gây nên tình trạng chảy máu chân răng. Phương pháp này sẽ dùng khí cụ tác động làm bong mảng bám cao răng trên thân răng và dưới nướu.

Đặc biệt, khi áp dụng lấy cao răng bằng máy siêu âm Cavitron BP 8.0 thì hiệu quả lấy cao răng sẽ đạt tối đa khi có thể làm sạch cao răng ngay cả dưới nướu mà hoàn toàn không làm chảy máu chân răng hay đau nhức. Sau khi cao răng được làm sạch thì hiện tượng chân răng hay bị chảy máu cũng thuyên giảm dần.

Để phòng tránh chảy máu chân răng nhiều, tốt nhất bạn nên thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Chải răng ngày 2-3 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám trên các kẽ răng. Khi răng miệng được vệ sinh sạch sẽ thì nguy cơ chảy máu chân răng cũng giảm dần.

Bên cạnh việc chăm sóc răng miệng hàng ngày thì trong thực đơn bạn nên bổ sung thêm trong chế độ ăn các loại vitmin C, canxi, các loại rau củ quả giòn, các chất protein.

Share this :

Previous
Next Post »
0 Nhận Xét