Răng móm là một dạng sai lệch tương đối phổ biến ở người Việt Nam. Móm hay vẩu ngược không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn tác động không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân và cách điều trị răng móm thế nào triệt để nhất?
Răng móm hay còn được gọi là hô ngược, là một dạng sai lệch khớp cắn khiến hàm dưới chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm trên. Răng móm gây ra sự mất cân đối của cấu trúc hàm và cả thẩm mỹ khuôn mặt.
Răng móm có nhiều mức độ khác nhau nhưng không khó để bạn nhận biết răng móm trên khuôn mặt:
– Khi bạn ngậm miệng lại, bạn thấy răng hàm phía dưới chìa dài ra phía trước nhiều hơn so với răng hàm trên.
– Người có răng móm thường có cằm kéo dài hơn ra phía trước, khiến môi trên cũng có hiện tượng môi trên thụt vào trong so với môi dưới. Bạn có thể nhận thấy răng móm trên trên khuôn mặt dễ nhất khi nhìn nghiêng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng răng móm. Có tới 70% người bị móm do yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc người thân trong gia đình gặp tình trạng móm, dẫn tới con cái cũng bị móm. Hoặc có thể do thói quen mút thay, đẩy lưỡi, mím môi. Mỗi một nguyên nhân cũng sẽ khiến mức độ móm ở mỗi người nặng hay nhẹ.
Với mỗi một trường hợp răng móm sẽ do nguyên nhân cụ thể gây ra và mức độ móm cũng sẽ khác nhau, chủ yếu có 2 cách: niềng răng và phẫu thuật chỉnh hàm. Vì vậy, để biết chính xác phương pháp khắc phục răng móm nào phù hợp, bạn cần phải được thăm khám, chụp phim để xác định cụ thể cấu trúc xương hàm, răng và mức độ sai lệch khớp cắn như thế nào.
0 Nhận Xét